Phân tích chiến lược marketing của Vinamilk từ A đến Z

Phân tích chiến lược marketing của Vinamilk từ A đến Z

Vinamilk là thương hiệu sữa hàng đầu tại nước ta và là thức uống quen thuộc với người Việt. Từ việc phân tích chiến lược marketing của Vinamilk, có thể thấy rằng sự sáng tạo, đổi mới, không ngừng nâng cao giá trị cộng đồng là những yếu tố không thể thiếu để Vinamilk duy trì vị trí số 1. Hãy cùng Fchat các chiến lược marketing hiệu quả của Vinamilk để lý giải sự thành công của thương hiệu nổi tiếng này nhé!

Vinamilk, "ông trùm" ngành sữa tại Việt Nam

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam hay còn được biết đến với tên gọi Vinamilk. Được thành lập vào ngày 20 tháng 8 năm 1976, Vinamilk chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm làm từ sữa bò tại Việt Nam. 

Trong hơn 40 năm hoạt động, thương hiệu này đã gặt hái được nhiều thành công với 75% thị phần trong ngành công nghiệp chế biến sữa cùng hơn 135.000 điểm bán hàng phủ khắp toàn quốc. Vào ngày 21/9/2022, Vinamilk đã vinh dự nhận danh hiệu “Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam”, đồng thời  cũng trở thành “Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới”. 

Thương hiệu nổi tiếng này được biết tới với nhiều chiến dịch marketing độc đáo và nhân văn, đem lại nhiều giá trị cho cộng đồng. Một số chiến dịch có thể kể đến như: “Chương trình 3 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo”, quỹ học bổng “Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ”. Gần đây nhất, thương hiệu này cũng khuấy đảo truyền thông với trend đổi logo cực kỳ rầm rộ. 

Vinamilk là thương hiệu sữa hàng đầu tại nước ta

Vinamilk là thương hiệu sữa hàng đầu tại nước ta 

2 mô hình chiến lược marketing Vinamilk đã áp dụng

Trong các chiến dịch tiếp thị của mình, Vinamilk gây ấn tượng với hai mô hình chiến lược marketing tiêu biểu, đó là STP và SWOT. Cùng Fchat phân tích chiến lược marketing của Vinamilk thông qua 2 mô hình trên nhé!

2.1. Mô hình STP 

Trong marketing, mô hình STP là phương pháp giúp doanh nghiệp khai thác một nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó xây dựng chiến dịch tiếp thị thích hợp với chi phí thấp nhất. Mô hình STP gồm 3 phần: Phân khúc thị trường – Segmentation , Thị trường mục tiêu – Targeting và Định vị – Positioning.

2.1.1. Phân khúc thị trường 

Nhóm đối tượng Vinamilk hướng đến trong các chiến lược của mình gồm: trẻ em, thanh niên, người trưởng thành, phụ nữ trung niên, người già,... Trong đó, Vinamilk xây dựng bức chân dung khách hàng cho từng đối tượng như sau:

  • Trẻ em (5 – 14 tuổi): năng động, sáng tạo, hay đi chơi, tụ tập với bạn bè và uống sữa hàng ngày.
  • Thanh niên (15 – 25 tuổi): chưa có thu nhập ổn định, nhiệt tình, khao khát khám phá, trải nghiệm.
  • Người trưởng thành (26 – 44 tuổi): người thuộc tầng lớp trung lưu hoặc thượng lưu, cuộc sống bận rộn, có sức khỏe, linh hoạt,...
  • Phụ nữ trung niên (40 – 60 tuổi): có gia đình, điềm đạm, yêu đời vui vẻ,..
  • Người già (65 – 70 tuổi): sinh hoạt điều độ, có ý thức nâng cao thể chất & tinh thần, có lương hưu,..

2.1.2. Thị trường mục tiêu 

Dù phân khúc thị trường của Vinamilk trải dài mọi lứa tuổi nhưng thương hiệu này tập trung chủ yếu vào đối tượng trẻ em từ 5 – 14 tuổi. Đây là độ tuổi cơ thể đang phát triển, cần được nâng cao thể chất và trí tuệ. Và nhóm đối tượng trẻ em cũng chiếm tới 23,2% doanh số bán hàng của Vinamilk. 

Ngoài ra, số lượng tầng lớp trung lưu ngày càng tăng dẫn đến mọi người quan tâm nhiều vào giá trị sản phẩm hơn là giá cả. Cũng vì thế, Vinamilk luôn tập trung vào chất lượng và nhấn mạnh sản phẩm sữa Vinamilk của mình 100% hữu cơ. 

2.1.3. Định vị sản phẩm 

Vinamilk luôn tập trung sản xuất những sản phẩm sữa hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Kết quả cho thấy hướng đi của thương hiệu là hoàn toàn đúng đắn khi Vinamilk đã chiếm hơn 80% tổng lượng tiêu thụ sản phẩm ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. 

Vinamilk tập trung vào khách hàng mục tiêu là trẻ em

Vinamilk tập trung vào khách hàng mục tiêu là trẻ em 

2.2. Mô hình SWOT

Mô hình SWOT là phương pháp phân tích kinh doanh nổi tiếng mà các doanh nghiệp hay áp dụng để tự đánh giá ưu nhược điểm, xác định những bất lợi, từ đó tìm kiếm cơ hội để phát triển. Mô hình SWOT gồm 4 phần: Strength – Điểm mạnh, Weakness – Điểm yếu, Opportunity – Cơ hội, Threat – Thách thức.

2.2.1. Điểm mạnh

Trong hơn 40 năm hoạt động, Vinamilk đã có cho mình nhiều ưu điểm vượt trội về thương hiệu, chất lượng sản phẩm, mạng lưới phân phối, trang thiết bị cũng như các chiến dịch marketing.

Về thương hiệu, Vinamilk luôn giữ vị thế số 1 cả nước trong ngành công nghiệp sữa tươi với 45% thị phần sữa nước, 85% thị phần về sữa đặc và sữa chua. Thương hiệu cũng có vị thế rất cao trong lòng người dùng khi được bình chọn “Top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao” từ 1995 - 2009.

Về chất lượng sản phẩm, Vinamilk có nhiều dòng sản phẩm đa dạng như sữa đặc ông thọ, sữa đặc ngôi sao, Dielac, Yogurt vinamilk,... Các sản phẩm đều được làm từ hơn 5000 con bò trên trang trại bò sữa tiêu chuẩn quốc tế. Cùng với đó là giá thành bình dân, phù hợp với nhu cầu của đa số người dùng Việt.

Về mạng lưới phân phối, Vinamilk phân phối sản phẩm của mình trên cả nước và xuất khẩu sang nước ngoài. Tính riêng trong nước, thương hiệu có tới hơn 135.000 điểm bán khắp 64 tỉnh thành cả nước. 

Về trang thiết bị, Vinamilk ứng dụng các công nghệ hiện đại từ Đức, Ý, Thụy Sĩ vào dây chuyền sản xuất. Qua đó đảm bảo chất lượng tối đa của sản phẩm.

Về chiến lược marketing, công ty lên kế hoạch cho các chương trình quảng cáo PR, tiếp thị rất bài bản và chuyên nghiệp. Với nguồn tài chính mạnh, Vinamilk đầu tư mạnh tay vào nhiều chiến dịch nhân văn cho cộng đồng như Quỹ sữa” Vươn cao Việt Nam”, chiến dịch ” Quỹ một triệu cây xanh Việt Nam”.

2.2.2. Điểm yếu

Mặc dù chiếm lịnh Top 1 thị trường sữa Việt, nhưng Vinamilk cũng tồn tại một số nhược điểm ở một số khía cạnh. Hiện nay, Vinamilk vẫn chưa thể tự chủ hoàn toàn nguồn nguyên liệu sữa, còn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Với nhu cầu sữa tươi tăng cao mà nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng 30%, Vinamilk phải nhập khẩu 70% nguyên liệu từ New Zealand, Mỹ, Eu, Nhật Bản. Đó là lý do chi phí nguyên liệu tăng, dẫn đến giá bán cũng tăng theo. 

2.2.3. Cơ hội

Hiện nay, Chính Phủ ban hành các chính sách ưu đãi về giảm thuế cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy các thương hiệu cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Do đó thuế nhập khẩu nguyên liệu Việt Nam giảm nhiều hơn so với cam kết WTO. Đây là cơ hội rất lớn giúp Vinamilk giải quyết bài toán giá thành.

2.2.4. Thách thức 

Song song với cơ hội là những thách thức mà Vinamilk phải đối mặt. Đầu tiên là sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong và ngoài nước. Vinamilk đã không còn là lựa chọn duy nhất khi đặt lên bàn cân với những thương hiệu lớn như Nestle, Dutch lady, Abbott,...

Thêm vào đó, người dùng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn ở mặt hàng sữa bột cũng như sự cạnh tranh đến từ các dòng sữa ngoại nhập từ Anh, Mỹ, Hà Lan,... Điều này làm Vinamilk đánh mất vị trí độc quyền thị trường. Một báo cáo gần đây chỉ ra Vinamilk chỉ chiếm 16% thị trường, trong khi đó sữa nhập khẩu chiếm 65% và Dutch Lady chiếm 20%.

Hơn nữa, Chính Phủ Việt Nam cũng bổ sung khá nhiều chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường Việt. Theo đó, thuế sữa nguyên kem được giảm từ 20% xuống 18%, sữa đặc từ 30%  xuống 25%. Điều này càng làm sự cạnh tranh giữa các thương hiệu sữa thêm gay gắt.

Vinamilk phải cạnh tranh với nhiều hãng sữa trong nước và nước ngoài

Vinamilk phải cạnh tranh với nhiều hãng sữa trong nước và nước ngoài 

Phân tích chiến lược Marketing của Vinamilk (Marketing 4P)

Hai mô hình STP và SWOT đã phần nào thể hiện được sự thành công rực rỡ của Vinamilk trong các chiến dịch tiếp thị. Tiếp theo, hãy cùng đi sâu vào phân tích chiến lược marketing của Vinamilk thông qua chiến lược 4P (Product, Price, Place, Promotion).

3.1. Chiến lược Sản phẩm (Product)

Hiện nay Vinamilk đang chiếm lĩnh thị trường với danh mục sản phẩm đa dạng như: sữa nước, sữa bột, sữa chua, sữa đặc,...

Thương hiệu đã triển khai nhiều chiến lược sản phẩm như sau:

  • Đổi mới bao bì & cách đóng gói: Vinamilk đã hợp tác với Tetra Pak - doanh nghiệp hàng đầu về chế biến và đóng gói thực phẩm lỏng để thực hiện những đổi mới về thiết kế & cách đóng gói bao bì.
  • Liên tục cập nhật, cải tiến công nghệ và phương pháp bảo quản, phân phối và lưu trữ thực phẩm, giúp tăng tuổi thọ sản phẩm.
  • Thúc đẩy các sản phẩm thân thiện với môi trường với các sản phẩm sữa đựng trong hộp giấy do Tetra Pak cung cấp.
  • Nâng cao chất lượng sữa: Thương hiệu đầu tư tối đa vào các công đoạn nuôi bò sữa như trồng cỏ, xây chuồng, thức ăn cho bò, thuốc thú y và xây dựng nhà máy trang trại,...

3.2. Chiến lược Giá (Price)

Về giá cả, Vinamilk luôn thực hiện khảo sát giá sản phẩm của các đối thủ cùng ngành và duy trì giá bán thấp hơn. Các sản phẩm sữa của Vinamilk vừa đạt chuẩn Quốc tế, vừa có giá bán rẻ nên chiếm lĩnh được thị trường Việt. 

Không chỉ vậy, thương hiệu luôn chủ động đầu tư các trang trại bò sữa đạt chuẩn nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, giá thành sữa Vinamilk thay đổi liên tục, phù hợp với người dùng.

3.3. Chiến lược Phân phối (Place)

Vinamilk có hệ thống kênh phân phối rộng khắp với hơn 240.000 điểm bán lẻ, hệ thống phân phối trực tiếp đến khách hàng. Sữa Vinamilk được bày bán ở gần 1.500 siêu thị và 600 cửa hàng tiện lợi trên khắp tỉnh thành cả nước.

Vinamilk sở hữu 4 hệ thống phân phối lớn:

  • Kênh phân phối 1: Các siêu thị lớn (Big C, Metro) và các siêu thị nhỏ (Fivimart, Citimart, Vinmart).
  • Kênh phân phối 2: Cơ quan, trường học, khách sạn, nhà hàng,...
  • Kênh phân phối 3: Hệ thống các nhà phân phối. 
  • Kênh phân phối 4:Thị trường xuất khẩu 

3.4. Chiến lược Xúc tiến (Promotion)

Vinamilk luôn đồng hành với người tiêu dùng trong khắp đại dịch Covid – 19 bằng chiến lược tiếp thị truyền thông đa kênh. Công ty tập trung truyền tải thông điệp “sữa tươi nguyên chất 100%” trong bối cảnh mọi người đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu. Thương hiệu cũng nhấn mạnh nguồn gốc sản phẩm trong suốt các chiến dịch tiếp thị qua TVC, video, radio, các nền tảng mạng xã hội.

Với hình ảnh những chú bò vui tươi, ca hát, nhảy múa được xây dựng trong các quảng cáo, Vinamilk đã khiến người dùng nhận thức về thương hiệu. Cùng với đó là những hoạt động tài trợ cho các cuộc thi, chương trình học bổng đã làm đẹp thêm hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.

Vinamilk chi mạnh tay cho các TVC quảng cáo

Vinamilk chi mạnh tay cho các TVC quảng cáo 

Các chiến lược marketing mix của Vinamilk tại Việt Nam 

Cùng đi sâu vào tìm hiểu mô hình marketing mix thông qua 6 chiến lược sau của Vinamilk tại Việt Nam.

4.1. Quảng cáo trên fanpage

Trước sự chuyển dịch của xã hội, Vinamilk cũng nhanh chóng đầu tư nguồn lực vào xây dựng Fanpage Facebook. Đến nay công ty đã thu hút hơn 704.000 lượt thích và 682.000 người theo dõi trên fanpage chính thức, giúp quá trình tiếp cận đến khách hàng thuận lợi hơn. 

Vinamilk cũng rất đầu tư vào các bài đăng trên fanpage, từ các post PR sản phẩm, thông báo khuyến mãi, tổ chức cuộc thi,.. đều nhấn mạnh vào lợi ích khách hàng nhận được khi dùng sản phẩm. Ngoài ra, các hình ảnh được thương hiệu dùng để truyền thông luôn rất độc đáo và bắt mắt.

4.2. Quảng cáo qua billboard ngoài trời

Song hành với việc tiếp thị trên các kênh truyền thông online, Vinamilk còn phối hợp với cách tiếp thị truyền thống qua billboard ngoài trời. Vì thế, người dùng dễ bắt gặp một vài quảng cáo của Vinamilk tại các giao lộ lớn, đông người qua lại. Với thế mạnh về hình ảnh, quảng cáo của Vinamilk thu hút được sự quan tâm rất lớn từ người xem.

4.3. Truyền thông qua TVC 

Là một tập đoàn hàng đầu cả nước, Vinamilk không bỏ qua cơ hội tiếp thị sản phẩm của mình qua các kênh truyền hình. Các đoạn quảng cáo của Vinamilk cực kỳ sống động, gắn kết cảm xúc với ý tưởng sáng tạo cùng ý nghĩa nhân văn. Một trong những chiến dịch quảng cáo TVC nổi tiếng của Vinamilk đó là “ 6 triệu ly sữa”.

4.5. Tài trợ các cuộc thi và học bổng 

Một chiến lược mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm đã được Vinamilk thực hiện rất tốt đó là các chiến dịch tài trợ. Các chương trình học bổng và cuộc thi của thương hiệu được rất nhiều báo chí, người dân, trường học và chính phủ ủng hộ. Điều này không chỉ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu mà còn lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp, từ đó khiến người dùng thêm tin tưởng Vinamilk.

4.6. Chiến dịch thay logo tạo trend trong thời gian vừa qua 

Một trong các chiến dịch marketing thu hút sự chú ý gần đây chính là trend thay logo của Vinamilk. Theo đó, vào ngày 6/7/2023, Vinamilk đã bất ngờ thay đổi bộ nhận diện thương hiệu sau hơn 40 năm. Logo của thương hiệu đã chuyển từ dạng phù hiệu (emblem) sang dạng chữ (wordmark) với thiết kế đơn giản cùng dòng chữ "est 1976" – năm ra đời thương hiệu.

Không chỉ vậy, thương hiệu đã khích lệ người trẻ tạo logo theo phong cách mới của Vinamilk. Chỉ cần truy cập trang web website est1976.vinamilk.com.vn rồi nhập tên và năm sinh, người dùng sẽ nhận được một logo của bản thân theo phong cách logo Vinamilk. Hoạt động này đã trở thành “cơn sốt” và thu hút số lượng lớn bạn trẻ tham gia. 

Có thể thấy, Vinamilk không chỉ thành công trong lần tái định vị thương hiệu này mà còn gián tiếp nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng tiềm năng. Điều này càng nâng lên vị thế của thương hiệu trong nhận thức của khách hàng.

Vinamilk tái định vị thương hiệu với logo mới

Vinamilk tái định vị thương hiệu với logo mới 

Bên cạnh những chiến lược marketing sáng tạo và hiệu quả, Vinamilk cũng đầu tư rất nhiều vào đội ngũ chăm sóc khách hàng. Các thắc mắc của khách hàng để lại trên Website và Fanpage luôn được trả lời nhanh chóng, kịp thời. Điều này góp phần không kém quan trọng trong việc giữ chân người mua hàng và chuyển đổi khách hàng. 

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng nhờ vào phần mềm Fchat. Đây là phần mềm chatbot và CSKH tự động, giúp doanh nghiệp phản hồi tin nhắn gửi về của khách hàng 24/24. Fchat cho phép kết nối đa kênh, giúp doanh nghiệp quản lý bình luận, tin nhắn của khách hàng trên đa nền tảng. Qua đó nâng cao tỷ lệ chuyển đổi khách hàng và gián tiếp nâng cao doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.

Fchat đang cho phép người dùng sử dụng miễn phí với những tính năng vượt trội như:

  • Tự động phản hồi tin nhắn: Trả lời các câu hỏi cơ bản của khách hàng về dịch vụ, giá cả, thông tin sản phẩm, chương trình khuyến mãi,...
  • Chăm sóc khách hàng: Fchat cung cấp một loạt tính năng hữu ích giúp khách hàng nhớ tới thương hiệu như livechat, minigame, thông báo khuyến mãi, gửi coupon, gửi lời chúc sinh nhật,... 
  • Hỗ trợ đặt hàng tự động: Không cần nhân viên túc trực hàng ngày, Fchat có thể nhận diện từ khóa, số điện thoại, mã sản phẩm trong các comment, inbox của khách hàng và tự động lên đơn & gửi tin nhắn xác nhận đơn hàng.
  • Phân loại tệp khách hàng: Fchat cung cấp các tag giúp người dùng phân loại các tệp khách hàng khác nhau, phục vụ cho từng chiến dịch.

Fchat hỗ trợ chăm sóc khách hàng tự động

Fchat hỗ trợ chăm sóc khách hàng tự động

Vậy là Quý doanh nghiệp đã đọc xong bài viết phân tích chiến lược marketing của Vinamilk của chúng tôi. Với những bài học quý giá từ Vinamilk, hy vọng bạn sẽ áp dụng xây dựng các chiến dịch marketing hiệu quả để nâng cao vị thế thương hiệu cũng và thu hút số lượng lớn khách hàng. Ngoài ra, người làm kinh doanh cũng đừng quên tham khảo phần mềm Fchat để chăm sóc khách hàng hiệu quả, tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SALEMALL

Hotline: 089 898 6008

Email: cskh@fchat.vn

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 3, Số 247 Cầu Giấy, P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội

Chi nhánh HCM: Tầng 9, Tòa nhà Minh Tinh, Địa chỉ 115 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3

Bài liên quan