Hiểu rõ chiến lược Digital Marketing đỉnh cao để nâng cao doanh thu của bạn

Hiểu rõ chiến lược Digital Marketing đỉnh cao để nâng cao doanh thu của bạn

Trong thời đại công nghệ số như hiện nay thì việc vận dụng chiến lược Digital Marketing vào tiếp thị là điều cần thiết. Tuy nhiên làm sao để triển khai chiến dịch hiệu quả thì cần phải hiểu rõ được đúng bản chất của chiến dịch đó. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn các kiến thức quan trọng để lên chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp. 

Chiến lược Digital Marketing là gì?

Chiến lược Digital Marketing là một kế hoạch được vạch ra để doanh nghiệp đạt được mục tiêu Marketing của mình thông qua các kênh truyền thông khác nhau với ngân sách được hoạch định trước. 

Thực hiện chiến lược Digital Marketing giúp doanh nghiệp tối ưu được việc tiếp cận khách hàng mục tiêu, đưa hình ảnh của thương hiệu đến với thị trường trong và ngoài nước, tạo được lòng tin với khách hành và chuyển hướng đến mua sản phẩm/ dịch vụ. 

chiến lược digital marketing

Thế nào là một chiến lược Digital Marketing hiệu quả ?

Để đánh giá được chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp bạn có đem lại hiệu quả hay không thì cần phải dựa vào những tiêu chí quan trọng dưới đây:

  • Mục tiêu cụ thể rõ ràng: Doanh nghiệp cần đưa ra mục tiêu cụ thể cho chiến lược tránh việc đi lệch hướng và đem lại kết quả không như kế hoạch.
  • Kiến thức nền tảng Digital Marketing tốt: Chỉ khi bạn nắm vững được kiến thức nền tảng vững vàng thì việc lập ra kế hoạch mới thực tế và có thể thực hiện được.
  • Độ sâu rộng: Xác định được độ sâu rộng của dự án tốt, bạn có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu, tránh được sự lãng phí ngân sách.
  • Chốt chặn: Để chiến lược không bị chốt chặn, có thể hoạt động xuyên suốt thì cần phải xem xét thật kỹ vấn đề nội bộ công ty có bị chốt chặn với nhau hay không. 
  • Cố định: Một chiến lược đem lại hiệu quả thì rất cần các yếu tố cố định, không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.
  • Chiến thuật riêng: Hành vi của khách hàng ở mỗi kênh truyền thông không giống nhau nên cần đưa ra chiến thuật riêng cho từng kênh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần triển khai chiến thuật đặc biệt, mang lại sự mới mẻ và khác lạ so với đối thủ để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tạo ra một chiến thuật mang tính đột phá và riêng biệt là điều cần thiết khi đưa ra một chiến lược Digital Marketing.  
  • Yếu tố và chỉ số: Yếu tố và chỉ số là hai yếu tố dùng để đánh giá chính xác mức độ thành công của chiến lược. Cần thường xuyên theo dõi sát hai yếu tố này để kiểm soát được chiến lược đi theo đúng mục tiêu ban đầu đề ra. 

chiến lược digital marketing

7 chiến lược Digital Marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay 

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Tối ưu hóa công vụ tìm kiếm (SEO) đang là một trong những phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng khi triển khai chiến lược Digital Marketing. 

SEO có tên viết tắt là "Search Engine Optimization", được hiểu là tập hợp những phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một Website trên các trang kết quả tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo. Có hai phương pháp chính để SEO đó là tối ưu hóa Onpage và Offpage.

Tối ưu SEO sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và khả năng điều hướng sử dụng của trang Web đó, đồng thời tăng độ tin cậy  khả năng cạnh tranh cho web.

Quảng cáo Pay-per-click (PPC)

PPC viết tắt của từ Pay - Per - Click, đây là một mô hình tiếp thị phổ biến trên Internet, ở đây nhà quảng cáo sẽ phải trả một khoản phí mỗi khi có người nhấp chuột vào quảng cáo của họ. 

Chi phí phải trả cho mỗi cú click được gọi là CPC ( Cost Per Click ), giá cả cụ thể sẽ phụ thuộc vào giá mà bạn thỏa thuận cho lần quảng cáo đó. Đây là một trong những chiến lược Digital Marketing được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì đem lại hiệu quả cao nhưng với chi phí khiêm tốn. 

PPC giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.Từ đó thúc đẩy và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng đến trang web và mua hàng, tăng chuyển đổi thành doanh thu.

Content Marketing

Content Marketing hay còn gọi là tiếp thị nội dung, đây là một cách tiếp thị tập trung vào việc tạo dựng và sáng tạo ra nội dung có giá trị đến khách hàng. Từ đó khách hàng sẽ nhận nhận được nhiều lợi ích và đi đến mong muốn mua sản phẩm, dịch vụ để trải nghiệm chúng. 

Tạo một Content Marketing chất lượng, sáng tạo, đột phát làm cho chiến lược Digital Marketing của doanh nghiệp bạn đi đến với thành công nhanh hơn rất nhiều. 

 Email Marketing

Email Marketing là sử dụng thư điện tử để truyền tải thông điệp thương mại như bán hàng, quảng bá, tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ đến nhóm khách hàng mục tiêu.

Khác với việc gửi email tiếp thị sản phẩm hàng loạt thì email Marketing thường nhắm đến khách hàng mục tiêu hay là nhóm cụ thể để gửi thông báo đến họ về những thông điệp, đề xuất, hay cập nhật các hoạt động công ty theo chiến lược Digital Marketing đã vạch sẵn. 

chiến lược digital marketing

Social Media Marketing

Social Media Marketing là hoạt động Marketing được thực hiện trên các kênh Social nhằm thu hút lượt tương tác với người dùng, tăng khả năng nhận diện thương hiệu đối với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ, từ đó thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. 

Hoạt động Social Media Marketing bao gồm: Sáng tạo nội dung, Tương tác người dùng, chạy quảng cáo và phân tích kết quả. 

Voice Search

Voice Search được hiểu là tìm kiếm bằng giọng nói. Có nghĩa là khi người dùng có nhu cầu tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ hay kiến thức nào đó thì thay vì gõ tìm trên thanh tìm kiếm thì người dùng có thể bấm vào biểu tượng “voice” và sau đó đưa ra yêu cầu, công cụ sẽ lập tức trả về kết quả tương tự như tìm kiếm bằng văn bản. 

Ứng dụng tìm kiếm bằng giọng nói giúp người dùng có trải nghiệm dễ hơn, nhanh hơn và tiện lợi hơn so với cách dùng truyền thống.

Bên cạnh đó,  SEO voice search đang ngày càng phổ biến với độ nhận diện giọng nói của Google chính xác lên tới 95%, điều này mang đến sự hài lòng và thuận tiện cho người  dùng. 

Vì vậy để thực hiện chiến lược Digital Marketing hiệu quả thì cần phải đầu tư chú trọng đến Voice Search.

chiến lược digital marketing

Video Marketing

Video Marketing được hiểu đơn giản là dùng video để tiếp thị một sản phẩm, dịch vụ nào đó nhằm mục đích quảng bá sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng. 

Với sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh, âm thanh, nội dung và hiệu ứng để truyền tải một cách chính xác và nhanh chóng nhất đến khán giả, nhất là nhóm khách hàng mục tiêu.

Các bước xây dựng Chiến lược Digital Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

Một quy trình Chiến lược Digital Marketing đúng chuẩn là khi được xây dựng một cách bài bản qua 5 bước dưới đây:

Bước 1: Đánh giá đối thủ, khách hàng và doanh nghiệp của bạn

Đánh giá đối thủ và khách hàng là điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải làm trước khi vạch ra một chiến lược Digital Marketing. Việc nghiên cứu kỹ về đối thủ và khách hàng sẽ giúp nhà quản trị vạch ra được chiến lược chi tiết, thực tế nhất. 

Bên cạnh đó, việc xem xét và đánh giá năng lực hiện tại của doanh nghiệp cũng là điều rất quan trọng. Nếu ở bước này làm không kỹ phần này thì chiến lược đưa ra sẽ khó có thể thực hiện được, hoặc mục tiêu quá cao mà doanh nghiệp khó có thể đạt được. 

Ngoài ra, việc đưa ra chiến lược Digital Marketing cũng cần phải phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của chiến lược. Vậy nên doanh nghiệp cần dành thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các hướng giải quyết vấn đề cho khách hàng trong các chiến dịch.

Bước 2: Xác định mục tiêu  

Việc xác định mục tiêu là điều quan trọng mà doanh nghiệp cần phải làm khi xây dựng Chiến lược Digital Marketing. 

Ở bước này doanh nghiệp bạn có thể áp dụng mô hình SMART để xác định mục tiêu cho chiến dịch sao cho chính xác và đầy đủ nhất. Mô hình bao gồm:

  • S ( Specific ): Mục tiêu cần được cụ thể, chi tiết và dễ hiểu
  • M ( Measurable ): Mục tiêu cần phải đo lường được
  • A ( Actionable ): Tính khả thi của mục tiêu chiến lược trong thực tế
  • R ( Relevant ): Các mục tiêu cần có tính bổ trợ và liên quan đến nhau
  • T ( Time - Bound ): Thời gian đặt ra để đạt được mục tiêu

Bước 3: Xác định công cụ sử dụng trong chiến dịch 

Sau khi xác định được mục tiêu cho chiến lược Digital Marketing  thì các doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá xem chiến lược lần này nên triển khai trên các kênh Marketing nào ?

Ví dụ sử dụng SEO website để tạo được độ phủ, uy tín cho thương hiệu; Email Marketing sẽ hiệu quả khi doanh nghiệp bạn cần chăm sóc khách hàng mục tiêu, khách hàng cũ với kinh phí nhỏ; Seeding Facebook  giúp tạo độ viral cho thương hiệu,....

Tùy vào từng chiến lược đề ra mà doanh nghiệp sẽ cân nhắc, xem xét các công cụ hay còn gọi là các kênh truyền thông để giúp chiến lược hiệu quả hơn với mức chi phí tối ưu hơn. 

Bước 4: Lên kế hoạch nội dung cho các kênh truyền thông

Hình thức và nội dung của các kênh truyền thông là tâm điểm của một chiến lược Digital Marketing. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tạo ra nội dung phù hợp sáng tạo và có thể truyền tải dược các thông điểm đến khách hàng một cách dễ hiểu nhất. Từ đó, thu về được nhiều lươtj tương tác hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng, đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh và uy tín cho thương hiệu. 

Do đó, bạn cần lên một kế hoachj về nội dung thật chi tiết và sát với mục tiêu đề ra của chiến lược, nội dung bao gồm chủ đề, hình ảnh, mục tiêu, kênh quảng cáo, định dạng, lý do sử dụng và mức độ ưu tiên. 

Bước 5: Phối hợp tất cả lại với nhau

Một chiến lược Digital Marketing có thực sự hiệu quả hay không thì doanh nghiệp cần phải biết kết hợp chặt chẽ những bước trên với nhau, điều này sẽ tạo điều kiện giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược một cách nhất quán, đồng bộ với mục tiêu đề ra. 

Tổng kết

Hiểu rõ và vận dụng tốt chiến lược Digital Marketing sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc truyền thông thương hiệu, tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu từ đó thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng. 

Bài liên quan