Instagram khác gì Facebook? Đâu là mạng xã hội được người dùng quan tâm hiện nay
Tại Việt Nam, Instagram và Facebook được coi là hai kênh mạng xã hội có số lượng người sử dụng nhiều nhất và được yêu thích nhất hiện nay. Instagram có rất nhiều điểm đặc biệt khác với Facebook và những điều này tạo ra những trải nghiệm vô cùng mới mẻ, tuyệt vời cho người dùng.
Vậy Instagram khác gì Facebook? Đâu là mạng xã hội được người dùng quan tâm hiện nay? Cùng Fchat tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Vài nét về hai mạng xã hội Instagram và Facebook
Trước khi đi vào so sánh Instagram khác gì Facebook thì bạn cần phải có những kiến thức nhất định về hai mạng xã hội này. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về Facebook và Instagram bạn cần biết như:
Về Facebook
Facebook được MarkZuckerburg thành lập vào tháng 02/2004 và được đánh giá là trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay với gần 2 tỷ người dùng. Khi đăng ký sử dụng Facebook, người tham gia có thể chia sẻ gần như mọi thứ từ hình ảnh, tin nhắn, video, lời thoại,… mọi lúc mọi nơi. Ưu điểm nổi bật của mạng xã hội này được nhiều người dùng yêu thích là tích hợp đa ngôn ngữ giúp mọi người trên thế giới có thể kết nối và tìm thấy được nhau mà không cần phải lo lắng về khoảng cách địa lý và khác biệt ngôn ngữ.
Ngoài chức năng kết nối người dùng, bạn còn có thể sử dụng Facebook để kinh doanh online cũng rất hiệu quả. Thông qua những thuật toán quảng cáo tối ưu của Facebook, bạn có thể quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình đến đúng khách hàng mục, giúp bạn tăng doanh số bán hàng.
Về Instagram
Instagram là một ứng dụng mạng xã hội được sáng lập bởi Kevin Systrom. Khi đăng ký sử dụng Instagram, người dùng có thể chia sẻ ảnh và video từ điện thoại thông đến nhũng người theo dõi mình hoặc với một nhóm bạn bè chọn lọc. Khi bạn đăng ảnh hoặc video lên Instagram, ảnh hoặc video đó sẽ được hiển thị trên bảng tin của bạn và những người theo dõi bạn sẽ thấy bài đăng của bạn trong nguồn cấp dữ liệu của riêng họ. Đồng thời, bạn cũng sẽ thấy các bài đăng từ những người dùng khác mà bạn theo dõi.
Năm 2010, Instagram nhanh chóng trở thành một trong những mạng xã hội phát triển nhất vào thời điểm đó. Năm 2012, Instagram được Facebook mua lại và chỉ sau 1 năm sáp nhập, mạng xã hội này đã có bước tăng trưởng vượt bậc, vượt qua cả Twitter hay Pinterest. Hiện nay, Instagram được coi là mạng xã hội, kênh truyền thông hữu hiệu được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng để tiếp thị cũng như quảng bá thương hiệu của mình.
Có thể bạn quan tâm: Cách thêm Instagram vào Facebook trên máy tính và điện thoại.
Instagram khác gì Facebook?
Để có thể so sánh được Instagram khác gì Facebook, bạn cần phải xác định được những vấn đề sau:
Đối tượng sử dụng
Facebook xuất hiện trước nên được nhiều người dùng biết đến hơn và bạn sẽ tìm thấy nhiều bạn bè trên Facebook hơn trên Instagram. Instagram được những người trẻ tuổi hoặc người của công chúng( diễn viên, ca sĩ nghệ sĩ,…) sử dụng nhiều trong khi Facebook được sử dụng ở mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ.
Cách thức hoạt động
Facebook là một mạng xã hội phổ biến cho phép người dùng tạo hồ sơ trực tuyến, chia sẻ ảnh và video, gửi tin nhắn và tương tác với bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp trên một nền tảng chung. Đồng thời, bạn có thể tạo và tham gia các nhóm trên Facebook, mua sắm, chia sẻ ảnh và video, tạo sự kiện và nhiều hơn nữa.Về Instagram, mạng xã hội này cho phép người dùng đăng tải những bức ảnh và video với các hiệu ứng chỉnh sửa tự động để tạo nên những khoảnh khắc đẹp nhất cho bạn.
Các thuật toán
Trong một thời điểm, điều cơ bản của thuật toán cho nguồn cấp dữ liệu truyền thông xã hội đề cập đến việc xác định bài đăng nào được xem bởi đối tượng nào và theo thứ tự nào. Các bài đăng sẽ được xuất hiện theo thứ tự chúng được xuất bản, tuy nhiên điều này sẽ gây phiền hà cho người dùng khi họ theo dõi cả trăm tài khoản.
Do đó, các kênh truyền thông xã hội sử dụng các thuật toán để cung cấp cho người dùng trải nghiệm hoàn hảo hơn, là nơi họ có thể thấy những bài đăng về chủ đề mà họ thích và giảm đi những vấn đề họ không quan tâm. Dưới đây là những yếu tố xác định thứ hạng của một bài đăng, mà không chạy quảng cáo.
Thuật toán của Facebook
- Bạn bè và gia đình: Bài đăng từ những người mà người dùng quen biết như bạn bè và người thân được xếp hạng cao hơn. Đây là điều quan trọng bởi vì nó có nghĩa là bài đăng từ các thương hiệu doanh nghiệp sẽ bị giảm hạng nhường chỗ cho sự xuất hiện của các bài đăng từ cá nhân bạn bè người dùng.
- Tương tác: Có bao nhiêu lượt thích, bình luận và chia sẻ bài đăng.
- Sự kêu gọi tương tác (Encourage engagement): Bài đăng có khả năng bắt đầu cuộc trò chuyện sẽ được xếp hạng cao hơn. VD: nội dung bài đăng có những câu hỏi khơi gợi người dùng phải bình luận trả lời.
- Hình ảnh và video: Các bài đăng kèm hình ảnh hoặc video được xếp hạng cao hơn và các bài đăng chỉ text.
- Bài đăng “mồi” bị giảm hạng: Những bài đăng có tính quấy rối, làm phiền người khác với những hành động như Tags được xếp hạng thấp.
- Bài đăng quảng cáo bị giảm hạng: Bài đăng cố đẩy mọi người vào mua sản phẩm/dịch vụ hoặc tham gia sự kiện sẽ bị hạ cấp. Ngoài ra, Facebook cũng kiểm tra những bài viết để hạn chế các quảng cáo đã có và loại bỏ quảng cáo không chính thức.
Thuật toán của Instagram
- Tương tác (Engagement): Có bao nhiêu “thả tym” và bình luận trong mỗi bức ảnh.
- Sự phù hợp (Relevantly): Bài đăng của bạn có liên quan đến người dùng mục tiêu hay không.
- Các mối quan hệ: Bài đăng từ các tài khoản mà người dùng tương tác thường xuyên hơn được xếp hạng cao hơn.
- Tính đúng lúc (Timeliness): Các bài đăng gần đây hơn được xếp hạng cao hơn.
- Profile searches: Bài đăng từ tài khoản mà người dùng tìm kiếm thường xuyên được xếp hạng cao hơn.
- Chia sẻ trực tiếp: Bài đăng từ tài khoản mà người dùng chia sẻ trực tiếp với người khác được xếp hạng cao hơn và người nhận bài đăng được chia sẻ sẽ tăng xếp hạng trên bài đăng của chính họ.
- Thời gian dành cho bài đăng: Mức độ xếp hạng cũng phụ thuộc vào thời gian dừng lại xem ở mỗi bài đăng.
Tính bảo mật
Facebook cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn về sự riêng tư để bạn có thể thay đổi chế độ bảo mật, trạng thái và hoạt động của mình cho mỗi bài đăng. Đồng thời bạn cũng có thể giải quyết các cài đặt bảo mật thời gian khác. Trong Instagram, bạn có thể đặt tài khoản của mình ở chế độ công khai hoặc riêng tư, không có cài đặt bảo mật cho các bài đăng cá nhân.
Gần đây đã xảy ra nhiều vụ việc bị lộ hoặc bị hack dữ liệu người dùng từ các ứng dụng mạng xã hội, website cung cấp dịch vụ và trong đó bao gồm cả những công ty lớn như Facebook, Google, Zalo, Instagram … Chính vì vậy việc bảo mật thông tin người dùng hiện đang là vấn đề nhức nhối đòi hỏi người đứng đầu hai mạng xã hội này cần phải giải quyết ngay.
Số người sử dụng các ứng dụng công nghệ như mạng xã hội, như Facebook, Instagram… ngày càng nhiều. Theo chia sẻ của các chuyên gia về an ninh mạng hiện nay thì mỗi ứng dụng đều có những điểm yếu, những rủi ro tiềm ẩn. Các rủi ro có thể đến từ hệ thống mạng bị lỗi, bị mã độc, hoặc do lỗi con người trong quá trình vận hành... Do đó, không có ứng dụng hay website nào tuyệt đối bảo mật cả.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách liên kết Instagram với Facebook.
Hiệu quả Marketing
Với Instagram
Về bản chất, Instagram hiệu quả hơn đối với Marketing trực tiếp bởi sự tương tác với khách hàng, truyền thông nhận thức, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới, mua sắm so sánh và Influencer marketing. Hơn thế nữa, Instagram là một mạng xã hội được những người trẻ tuổi đặc biệt yêu thích sử dụng.
Instagram chú trọng vào khám phá, quan sát và ít tương tác hơn mặc dù tỷ lệ tương tác là rất cao. Đối với nhóm người ở thế hệ sinh năm 1980 - 1998, Instagram được xem như một nơi lý tưởng để khám phá các xu hướng mới và theo dõi các nghệ sĩ mới, cũng như follow những người họ hâm mộ. Instagram thống trị các ngành như thời trang, làm đẹp, thiết kế nội thất, kiến trúc, nhiếp ảnh và tin tức nổi tiếng.
Đặc biệt, Instagram hiện đang được coi là vùng đất màu mỡ dành cho Influencer Marketing và tiếp cận miễn phí. Người dùng trên Instagram thường xuyên hơn truy cập tích cực để tìm kiếm những bài giới thiệu sản phẩm, trái với Facebook, nơi họ chủ động bỏ qua chúng.
Lợi thế khác của Instagram là sự tương tác của khách hàng (Customer engagement). Theo một nghiên cứu của Forrester năm 2014, tỷ lệ tương tác của Facebook ở mức 0,7% mà trong khi đó Instagram vượt trội hơn với 4,21%. Song song với đó, theo nghiên cứu của Selfstartr chỉ 32% người dùng Facebook thường xuyên tương tác với các thương hiệu, còn Instagram là 68%. Chính vì vậy, bạn có thể nhận ra Instagram đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn so với Facebook.
Với Facebook
Với những quảng cáo trả tiền, Facebook vẫn được coi là nơi tốt nhất cho khả năng hiển thị với các nhóm tuổi, quảng bá sản phẩm. Với Facebook, người dùng có thể dễ dàng chuyển kênh đến trang web của bên thứ ba như cửa hàng trực tuyến.
Trong khi đó, Instagram cấm chia sẻ liên kết trong bài đăng, nhận xét và mọi liên kết bên ngoài chỉ xuất hiện trong tiểu sử của bạn; các bước bổ sung cần thiết để truy cập trang web của bạn khiến việc tạo lưu lượng truy cập trở nên khó khăn hơn.
Theo Selfstartr, có tới 93% các nhà tiếp thị sử dụng Facebook, còn với Instagram là 36%. Hơn thế nữa, 40% người dùng Facebook không thích tương tác với các doanh nghiệp hay thương hiệu, họ thích “kết nối thân mật” hơn.
Chính vì vậy, Facebook cố gắng tạo ra các tương tác cá nhân và chia sẻ nội dung với những người bạn biết. Nhưng sự khác biệt rõ nhất giữa tiếp thị trên Facebook với Instagram là xem xét hiệu suất theo thời gian. Organic Marketing trên Facebook đã giảm 63% kể từ năm 2012, trong khi đó, con số lại tăng 115% trên Instagram trong cùng thời điểm.
Tổng kết
Mỗi mạng xã hội đều có những ưu nhược điểm và tính năng tách biệt của riêng mình. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn nên cân nhắc lựa chọn cho mình mạng xã hội phù hợp nhất. Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết được Instagram khác gì Facebook? Đâu là mạng xã hội được người dùng quan tâm hiện nay.