8 bước xây dựng chiến lược Marketing từ A đến Z

8 bước xây dựng chiến lược Marketing từ A đến Z

Xây dựng chiến lược Marketing là hoạt động quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khách hàng sẽ không nhận ra nếu doanh nghiệp không cho họ thấy sự tồn tại của mình. Và cách duy nhất để được khách hàng biết đến là có một chiến lược marketing hiệu quả. Vậy chiến lược marketing là gì? Làm sao để lập một chiến lược marketing giúp cho doanh nghiệp gia tăng doanh thu nhanh và bền vững? Hãy cùng Fchat tìm hiểu điều đó trong bài viết dưới đây nhé!

Xây dựng chiến lược marketing là gì?

Đầu tiên, chiến lược marketing được định nghĩa là một kế hoạch tiếp thị tổng thể nhằm mục đích giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Qua đó, doanh nghiệp đạt được mục tiêu cuối cùng đó là có nhiều người sử dụng sản phẩm/dịch vụ, gia tăng thu nhập tổng thể. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.

Khái niệm xây dựng chiến lược Marketing

Khái niệm xây dựng chiến lược Marketing 

Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược marketing

Cùng với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội, marketing cũng theo đó trở thành phương pháp thu hút khách hàng đầy tiềm năng. Giới trẻ livestream bán quần áo, các food reviewer quay các clip giới thiệu những quán ăn ngon, nhân viên tuyển dụng giới thiệu về môi trường làm việc của doanh nghiệp trên TikTok,... Tất cả những hoạt động đó dù ít hay nhiều cũng đều là marketing.

Chính vì vậy, không chỉ doanh nghiệp mà bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể đạt được mục đích của mình thông qua marketing. Bởi vì khi xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm sẽ giúp:

  • Gia tăng doanh số: Làm quá trình phân phối hàng hóa, dịch vụ trở nên thuận lợi.
  • Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển: Qua việc xây dựng chiến dịch tiếp thị, doanh nghiệp có thể duy trì cơ cấu và định hướng phát triển đúng đắn.
  • Thu hút khách hàng tiềm năng: Các chiến dịch marketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Qua đó thực hiện những chương trình, sự kiện hướng tới đúng đối tượng và thu hút lượng lớn khách hàng cho doanh nghiệp.
  • Định vị thương hiệu: Thương hiệu là một trong những giá trị lớn nhất là doanh nghiệp thu được sau khi thực hiện marketing sản phẩm. Bởi đó là cơ sở để khách hàng tin tưởng và an tâm sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược Marketing giúp thu hút khách hàng hiệu quả

Xây dựng chiến lược Marketing giúp thu hút khách hàng hiệu quả

Các loại chiến lược marketing phổ biến

Hiện nay các công ty, doanh nghiệp thường áp dụng một số chiến lược marketing phổ biến sau đây:

Marketing sản phẩm

Đây là chiến lược được hình thành bởi Marketing 4P. Trong đó 4P bao gồm những yếu tố sau:

  • Sản phẩm (Product): Nghiên cứu và phân tích ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm. Qua đó xác định thế mạnh độc nhất của sản phẩm (Unique Selling Point) cũng như những điểm hạn chế so với các sản phẩm khác trên thị trường.
  • Giá cả (Price): Tìm kiếm, tổng hợp và phân tích bảng giá sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Sau đó xác định mức giá hợp lý cho sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Phân phối (Place): Xây dựng và phát triển các kênh phân phối cho sản phẩm.
  • Xúc tiến (Promotion): Thúc đẩy các hoạt động bán hàng và các chiến dịch marketing truyền thống và kỹ thuật số.

Marketing nội dung

Marketing nội dung hay còn gọi là Content Marketing, là chiến lược tạo nên hệ sinh thái nội dung có giá trị. Những nội dung này thường xoay quanh thông tin sản phẩm/dịch vụ, hoạt động của doanh nghiệp,.... 

Đây là chiến lược ít tốn kém nhưng lại có hiệu quả bền vững hơn so với các chiến dịch khác. Tuy nhiên, Content Marketing đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư liên tục và lâu dài mới có thể thấy rõ kết quả.

Content Marketing được nhiều người tin dùng

Content Marketing được nhiều người tin dùng

Marketing phân khúc

Chiến dịch Marketing phân khúc được chia thành 3 phân khúc như sau:

  • Khác biệt về văn hoá: Chiến lược này giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ mọi phân khúc khác nhau. Cũng chính vì vậy chi phí vận hành chiến lược này cũng rất tốn kém.
  • Phân khúc tập trung: Đây là chiến lược tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể. Những khách hàng trong nhóm này sẽ có những điểm chung nhất định. Vì vậy, các hoạt động của doanh nghiệp sẽ dễ dàng thỏa mãn nhu cầu của phân khúc này và chi phí vận hành cũng nhỏ hơn.
  • Phân khúc đại trà: Chiến lược này không nhắm vào những phân khúc cụ thể nào. Vì thế thường được dùng cho các chiến dịch bao quát. Mục đích chủ yếu là tiếp cận số lượng lớn người quan tâm.

Chiến lược định vị thương hiệu

Thông qua chiến lược này, doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu và phát triển vị thế của thương hiệu trên thị trường. Chiến dịch này có mục đích chính là nắm được sự nhìn nhận của khách hàng với thương hiệu.

Chiến lược này bao gồm:

  • Lợi ích: Tùy vào những lợi ích mà khách hàng nhận được từ sản phẩm, chiến lược sẽ được thực hiện theo đó. 
  • Chất lượng và giá thành: Khẳng định chất lượng và giá thành của sản phẩm.
  • Thuộc tính: Xác định các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm.
  • Tính ứng dụng: Xác định các cách sử dụng sản phẩm. 
  • Danh mục: Xác định vị trí sản phẩm trong một lĩnh vực nhất định. 

Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing)

Cùng với sự thay đổi chóng mặt của các nền tảng số hóa, ngày càng nhiều doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing kỹ thuật số. Bằng cách tạo ra những nội dung có giá trị, doanh nghiệp có thể thu hút và chuyển đổi số lượng đông đảo người xem thành khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, các mạng xã hội dần trở thành công cụ bán hàng tiềm năng cả doanh nghiệp lẫn các cá nhân biết tận dụng. 

Digital Marketing là chiến lược mà marketer không thể bỏ qua

Digital Marketing là chiến lược mà marketer không thể bỏ qua 

Cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Doanh nghiệp cần nắm rõ những yếu tố sau để có một chiến lược marketing bám sát tình hình thực tế của thị trường:

Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Đối tượng mà các chiến dịch tiếp thị hướng đến chủ yếu là khách hàng. Do đó chủ doanh nghiệp luôn phải xác định rõ nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Khi đó, chủ doanh nghiệp sẽ không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn khiến chiến dịch hướng tới đúng đối tượng mua hàng tiềm năng.

Doanh nghiệp cần nghiên cứu và vẽ được chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Một bức chân dung khách hàng cụ thể sẽ bao gồm những thông tin về nhân khẩu học như: nơi sống, độ tuổi, giới tính, sở thích, trình độ học thức, công việc, trình độ học vấn, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân, trạng thái hôn nhân, vấn đề họ đang vướng mắc,...

Với những thông tin trên, doanh nghiệp có thể xác định được vấn đề khách hàng đang gặp phải, từ đó tìm ra giải pháp tối ưu để giúp đỡ họ.

Lựa chọn đúng kênh marketing

Hiện nay có rất nhiều kênh marketing sản phẩm mà các doanh nghiệp có thể sử dụng. Việc gắn quảng cáo trên mọi kênh thông tin có thể gây ra sự lãng phí không đáng có. Doanh nghiệp cần xác định những kênh mà khách hàng mục tiêu thường truy cập và tập trung vào đó. 

Có nhiều kênh marketing online cũng như các kênh truyền thống. Hãy phân tích bức chân dung khách hàng tổng thể ở phần trên để chọn kênh marketing phù hợp nhất.

Chọn lựa kênh truyền thông

Tương tự với kênh tiếp thị, cũng có rất nhiều kênh truyền thông mà các doanh nghiệp đã và đang sử dụng để tiếp cận khách hàng. Doanh nghiệp cần chọn lọc kênh phù hợp với tình hình tài chính cũng như khách hàng mục tiêu để có lựa chọn thích hợp.

Dưới đây là một vài kênh truyền thông hiệu quả:

  • Công cụ tìm kiếm Google
  • Website
  • Email
  • Mạng xã hội: Facebook Fanpage, Zalo OA, Instagram, Youtube, TikTok,…

Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp mới xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Chọn kênh truyền thông phù hợp mới xây dựng được chiến lược marketing hiệu quả 

Các bước xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Khi doanh nghiệp có sản phẩm mới, một chiến lược marketing cần được thực hiện để nhiều người biết đến sản phẩm đó. Hãy cùng Fchat tham khảo 8 bước dưới đây để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả cho sản phẩm mới.

5.1. Xác định sản phẩm marketing

Để tiếp thị sản phẩm mới thì cần xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp có gì khác so với các đối thủ cùng ngành? Sản phẩm có Unique Selling Point hay không? Chất liệu làm ra sản phẩm có thân thiện với môi trường hơn? Hãy liên tục đặt ra câu hỏi về những đặc tính có thể khiến khách hàng thích ở sản phẩm.

5.2. Phân tích và nghiên cứu thị trường

Khi xác định được sản phẩm cần tiếp thị, cần phân tích thị trường của sản phẩm đó. Hãy nghiên cứu về các chính sách pháp luật, công nghệ, hay sản phẩm cùng loại của các đối thủ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tham khảo giá của nhiều đối thủ, từ đó đặt ra mức giá phù hợp.

5.3. Xác định thị trường mục tiêu

Không phải ai cũng có nhu cầu mua một sản phẩm nào đó. Do vậy doanh nghiệp cần chọn phân khúc thị trường có nhiều người quan tâm đến sản phẩm. Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh đồ dùng học tập cần chọn thị trường mục tiêu gần các trường học, hướng tới những học sinh, sinh viên. 

Một khi xác định đúng thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ dễ nắm bắt tâm lý khách hàng và chủ động hơn trong các chiến dịch tiếp thị.

5.4. Phân tích chiến lược marketing

Hãy tham khảo một vài chiến lược marketing từ những công ty cùng ngành. Một phương pháp thường được áp dụng là cách phân tích SWOT. Đây là phương pháp giúp doanh nghiệp xác định thế mạnh, hạn chế của chiến dịch cũng như chỉ ra những khó khăn cần đối mặt và những cơ hội tiềm năng.

Đồng thời, đừng quên phân tích nhiều case study, các hoạt động truyền thông, quảng cáo và các chiến lược marketing của các doanh nghiệp khác. Từ đó, bổ sung và hoàn thiện chiến lược marketing của mình.

5.5. Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm tổng thể

Trước khi xây dựng kế hoạch tiếp thị cụ thể, cần phác họa bức tranh tổng thể cho kế hoạch marketing sản phẩm. Đảm bảo doanh nghiệp giải quyết từng mục tiêu với những phương án cụ thể. Từ đó xác định những đầu việc chung cần triển khai xuyên suốt chiến dịch. Cùng với đó, chủ doanh nghiệp có thể xem xét lại chiến dịch có khả thi với mục tiêu đề ra hay không.

5.6. Triển khai xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới

Đến bước này, doanh nghiệp đã có thể bắt đầu xây dựng chiến lược tiếp thị cho sản phẩm mới. Hãy đảm bảo doanh nghiệp chú ý những điều sau trong giai đoạn  này:

– Đánh giá của khách hàng về sản phẩm.

– Đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra.

– Đo lường kết quả và điều chỉnh cho phù hợp.

5.7. Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Hệ thống CSKH cũng không thể thiếu đối với doanh nghiệp trong các chiến dịch tiếp thị. Trong suốt chiến dịch quảng cáo, nhiều người quan tâm đến sản phẩm nhưng còn nhiều thắc mắc. Vì thế họ tìm đến doanh nghiệp thông qua Hotline, Email hay Fanpage Facebook. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần tư vấn và giải đáp cho họ nhanh nhất có thể.

Xây dựng hệ thống CSKH chuyên nghiệp với Fchat

Xây dựng hệ thống CSKH chuyên nghiệp với Fchat 

Bên cạnh việc xây dựng một đội ngũ Telesale để chăm sóc khách hàng qua điện thoại, doanh nghiệp cần quản lý hàng ngàn tin nhắn từ các kênh khác nhau. Lúc này, cần tích hợp các công cụ chatbot thông minh để tự động phản hồi tin nhắn của khách hàng nhanh chóng.

Một công cụ chatbot được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng là Fchat – phần mềm quản lý tin nhắn đa kênh tự động, giúp tăng doanh số bán hàng. Fchat cung cấp cho doanh nghiệp những tính năng tuyệt vời như: kết nối đa nền tảng, tự động phản hồi bình luận/tin nhắn, hỗ trợ tạo kịch bản chăm sóc khách hàng, gửi thông báo chương trình cho hàng loạt khách hàng,... 

5.8. Đo lường và đánh giá chiến lược marketing

Sau chiến dịch, đo lường số lượng người tham gia, tỷ lệ chuyển đổi, lợi nhuận cũng như chi phí vận hành chiến lược. Dựa vào những thông số này, doanh nghiệp có thể xác định những hạn chế trong chiến lược marketing, từ đó hoàn thiện chiến lược tiếp thị cho lần sau. Trong trường hợp doanh nghiệp bạn lựa chọn kênh truyền thông online thì có thể dùng Fchat để nhanh chóng nhận được thống kê, báo cáo chi tiết về hiệu quả của chiến dịch.

Phân tích chiến lược marketing nổi tiếng của Vinamilk 

Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam với mạng lưới phân phối khắp 64 tỉnh thành và hơn 135.000 điểm bán trên toàn quốc. Sản phẩm của Vinamilk có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường với nguồn sữa tươi từ những trang trại đạt chuẩn quốc tế. Cùng với đó là dây chuyền sản xuất hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến từ các nước Đức, Ý, Thụy Sĩ,...

Tuy nhiên, điều đã giúp thương hiệu này duy trì vị trí số 1 Việt Nam là những chiến dịch marketing chuyên nghiệp. Những chương trình quảng cáo của Vinamilk có tính nhân văn cao và thu hút nhiều người dùng như chiến dịch” Quỹ một triệu cây xanh Việt Nam.” 

Trong đó, chiến lược quảng cáo sản phẩm của Vinamilk được rất nhiều doanh nghiệp học hỏi. Theo đó, Vinamilk luôn tận dụng đa dạng kênh truyền thông như TV, báo đài, Fanpage,... từ đó tạo ra độ phủ sóng cực lớn. 

Fanpage của Vinamilk thu hút hơn 704.000 lượt thích và 682.000 lượt theo dõi, tạo tiền đề giúp thương hiệu này tiếp cận đến số lượng lớn khách hàng. Vinamilk thường xuyên đăng tải những bài viết về chương trình khuyến mãi, cuộc thi trên Fanpage. Hình ảnh và nội dung toàn bộ bài viết đều thống nhất, bắt mắt và hướng vào lợi ích khách hàng nhận được.

Thương hiệu này cũng lựa chọn kênh truyền thông truyền thống – billboard ngoài trời. Các billboard được đặt tại các giao lộ lớn, đông người. Qua đó, khách hàng sẽ bị thu hút và cảm thấy ấn tượng với billboard, từ đó nâng cao độ nhận diện thương hiệu.

Chiến lược Marketing của Vinamilk

Chiến lược Marketing của Vinamilk 

Chăm sóc khách hàng thông minh, toàn diện bằng chatbots

Ngoài một chiến lược marketing hiệu quả thì doanh nghiệp phải liên tục nâng cao chất lượng của quy trình chăm sóc khách hàng. Bởi chiến dịch tiếp thị có thu hút được nhiều khách hàng đến đâu nhưng nếu không thể phản hồi thắc mắc kịp thời, họ mất thiện cảm với thương hiệu. Vì thế doanh nghiệp cần có giải pháp để trả lời tin nhắn nhanh chóng cũng như tư vấn chi tiết, nhiệt tình qua điện thoại.

Doanh nghiệp chỉ cần một vài nhân sự chuyên nghiệp để tư vấn cho khách hàng trên điện thoại. Đối với các nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp có thể quản lý đồng thời khách hàng đa nền tảng nhờ vào Fchat. Đây là phần mềm quản lý khách hàng, cho phép doanh nghiệp giải đáp tin nhắn của số lượng lớn khách hàng nhanh chóng. Đồng thời giữ chân khách hàng và hướng họ tới sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.

Các những tính năng nổi bật của Fchat:

  • Cài đặt menu tin nhắn: Tự động trả lời mọi thắc mắc về vấn đề mà khách hàng quan tâm. Một số thông tin có trong menu tin nhắn là: dịch vụ, giá cả, thông tin sản phẩm, chương trình khuyến mãi,.... 
  • Chăm sóc khách hàng: Giữ chân và gợi nhớ khách hàng về thương hiệu thông qua livechat, mini game, thông báo khuyến mãi, gửi coupon, gửi lời chúc sinh nhật,... 
  • Hỗ trợ đặt và theo dõi đơn hàng: Fchat có khả năng nhận diện từ khóa, số điện thoại, mã sản phẩm trong các comment, inbox của khách hàng và tự động lên đơn hàng. Ngay sau đó, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn xác nhận đơn hàng. 

Cài đặt tin nhắn thông minh tự động trên Fchat

Cài đặt tin nhắn thông minh tự động trên Fchat 

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin chi tiết về cách xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới hiệu quả. Khi thực hiện đầy đủ quy trình 8 bước trên, Quý doanh nghiệp chắc chắn có thể tiếp cận được đúng nhóm khách hàng tiềm năng, định vị thương hiệu và tăng trưởng doanh số bán hàng nhanh chóng. Fchat với những tính năng tuyệt vời sẽ là công cụ lý tưởng để doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược marketing và hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SALEMALL

Hotline: 089 898 6008

Email: cskh@fchat.vn

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 3, Số 247 Cầu Giấy, P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội

Chi nhánh HCM: Tầng 9, Tòa nhà Minh Tinh, Địa chỉ 115 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3